Hải quân Mỹ tinh chỉnh khu trục hạm từ kinh nghiệm đối phó Houthi
Hiệp đấu thứ 3 trở thành "sàn diễn" của Võ Kim Bản khi anh tung ra cú ném 3 chuẩn xác giúp Saigon Heat vượt lên dẫn điểm. Cảm giác ném 3 cực tốt giúp Võ Kim Bản tiếp tục gieo sầu cho người hâm mộ CLB Thang Long Warriors. Màn tỏa sáng của nội binh này giúp Saigon Heat khép lại hiệp 3 với cách biệt 9 điểm (62-53) trước Thang Long Warriors.TOP 10 toner cho da khô mềm mịn đáng mua hàng đầu hiện nay
Theo Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA), xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã vượt 2 tỉ USD chỉ sau 2,5 tháng. Trong 15 ngày đầu tháng 3, khi giá cà phê trên thị trường thế giới tăng cao đã kéo kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam cũng tăng mạnh. Đặc biệt, mặt hàng cà phê arabica xuất khẩu lên tới 6.805 USD/tấn, cao nhất từ trước đến nay. Nhờ giá cao nên lượng cà phê xuất khẩu đạt 5.661 tấn, tăng đến 58% về lượng và giá trị trên 38,5 triệu USD, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, mặt hàng chủ lực của cà phê Việt Nam là robusta có giá xuất khẩu bình quân 5.392 USD/tấn; sản lượng xuất khẩu 73.572 tấn, kim ngạch gần 397 triệu USD, giảm 20,6% về lượng nhưng tăng 31,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 15 ngày đầu tháng 3, lượng cà phê nhân của Việt Nam xuất khẩu 82.262 tấn, giảm 16,6%; kim ngạch đạt gần 453 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2024.Tại các tỉnh Tây nguyên, trong giai đoạn nửa đầu tháng 3, giá cà phê có lúc chạm đến cột mốc kỷ lục của năm 2024 là 135.000 đồng/kg. Nhưng mức giá này không giữ được lâu và sau đó hạ nhiệt theo xu hướng chung của thị trường thế giới. Đến ngày hôm nay (20.3) khi thị trường thế giới tăng nhiệt trở lại, giá cà phê một lần nữa quay trở lại mức kỷ lục 135.000 đồng/kg. Theo VICOFA, cơn sốt giá cà phê hiện nay có nhiều yếu tố tác động nhưng chủ yếu vẫn do cung thấp hơn cầu. Bên cạnh đó, tại Việt Nam nhiều nông dân vẫn bán cầm chừng chứ không bán ồ ạt ngay sau vụ thu hoạch như trước kia. Điều này khiến nguồn cung cà phê của Việt Nam luôn ở mức thấp.Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15.3, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt gần 398.000 tấn, giảm 15,2% nhưng kim ngạch đạt trên 2,1 tỉ USD, tăng 46,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Với mức giá tốt như hiện tại, dự báo xuất khẩu cà phê cả năm 2025 có thể đạt tới 6 tỉ USD.
Xung đột nội tại trong chiến lược phát triển của Trung Quốc
Sáng nay, 7.1, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm vụ kiện tranh chấp di sản thừa kế của cố nghệ sĩ Vũ Linh, giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em gái cố NSƯT Vũ Linh, ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM), và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái cố NSƯT Vũ Linh, ngụ Q.Phú Nhuận, TP.HCM).Theo nội dung vụ kiện, sau khi NSƯT Vũ Linh qua đời, tháng 6.2023, bà Võ Thị Hồng Nhung khởi kiện, tranh chấp thừa kế với bà Võ Thị Hồng Loan, yêu cầu tòa án tuyên hủy văn bản và giấy tờ khai nhận di sản thừa kế của bà Loan đối với nhà đất tại địa chỉ 5 Đoàn Thị Điểm (Q.Phú Nhuận) và 2 quyền sử dụng đất tại P.Linh Trung (TP.Thủ Đức).Ngoài ra, bà Nhung yêu cầu tuyên xác định toàn bộ di sản của cố nghệ sĩ Vũ Linh là tài sản thừa kế thuộc sở hữu của những người thuộc hàng thừa kế thứ hai. Nguyên đơn cũng yêu cầu trưng cầu giám định chữ ký của cố nghệ sĩ Vũ Linh tại văn bản giao nhận con nuôi và sổ cấp giấy giao nhận việc nuôi con nuôi.Ngược lại, tại tòa, bị đơn Võ Thị Hồng Loan trình bày, đã cung cấp các tài liệu chứng cứ đầy đủ cho tòa án để chứng minh mình là hàng thừa kế thứ nhất và là con hợp pháp của nghệ sĩ Vũ Linh. Bị đơn yêu cầu nguyên đơn và con ruột của nguyên đơn di dời toàn bộ tài sản ra khỏi nhà số 5 Đoàn Thị Điểm.Tại phần xét hỏi, trả lời luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Nhung về việc bà Hồng Loan là con ruột hay con nuôi của cố NSƯT Vũ Linh, bà Loan cho biết: "Tôi là con của ba tôi. Trong giấy khai sinh không ghi tôi là con nuôi hay con ruột. Cha tôi chưa hề nói tôi là con nuôi".Bà Loan trình bày, khi bà được 3 tháng tuổi thì được ông Trần Quốc Thanh (bạn của cố nghệ sĩ Vũ Linh) mang về nhà mẹ của cố nghệ sĩ nuôi dưỡng. Do cha của bà thường xuyên đi diễn vắng nhà, nên bà được ông Thanh và người giúp việc chăm sóc.Quá trình chung sống, giữa bà và cha không xảy ra mâu thuẫn gì. Năm 17 tuổi bà đi lấy chồng và về nhà chồng sinh sống, thỉnh thoảng ghé lại nhà người cha ở.Năm 2017, cha bà bị bệnh và sau đó trở nặng. Ông mất vào tháng 3.2023. Tang lễ của ông được bà và người trong gia đình tổ chức, lo liệu. Lý do bà kê khai di sản thừa kế do bắt nguồn từ việc sau khi cha bà mất, bà Lê Thị Hồng Phượng (con gái bà Nhung) đã lên truyền thông để nói bà Loan là con nuôi. Đồng thời, tại cuộc họp của gia đình, bà Nhung và bà Lê Thị Hồng Phượng đã yêu cầu được đứng tên đồng sở hữu căn nhà.Về phía nguyên đơn, bà Võ Thị Hồng Nhung cho rằng, bà Loan không phải con nuôi của anh mình. Năm 1987, sau khi được ông Thanh mang về, mẹ bà là người nuôi chăm sóc Loan. Sau khi mẹ bà mất, bà là người phụ nữ duy nhất nên đã cùng các thành viên trong gia đình chăm sóc Loan.Bà Nhung khẳng định, anh mình chưa bao giờ đi làm thủ tục nhận Loan làm con nuôi. Bởi thời điểm năm 1992, anh bà đang ở đỉnh cao sự nghiệp thường xuyên đi diễn không có thời gian đi làm các thủ tục, giấy tờ đó. Do đó, di sản của anh bà để lại không có hàng thừa kế thứ nhất. Chỉ có bà và người em trai là hàng thừa kế thứ 2.Theo bà Nhung, bà Loan nhiều lần làm anh trai đau buồn, đuổi ra khỏi nhà khiến bà là người phải đứng ra hàn gắn tình cảm giữa nghệ sĩ Vũ Linh và bà Loan. Trước đây bà cũng rất yêu thương Loan không có bất cứ mâu thuẫn gì. Tuy nhiên, từ sau khi anh trai mất, bà Loan đối xử "tàn nhẫn" với mẹ con bà, đuổi mẹ con bà ra khỏi nhà, nên buộc lòng bà phải nhờ pháp luật can thiệp.Tại phiên tòa, trả lời câu hỏi của luật sư, đại diện UBND Q.Phú Nhuận cho biết theo quy định, khi đăng ký khai sinh và giao nhận con nuôi quá hạn thì thuộc thẩm quyền của quận. Về hồ sơ gốc đến nay không còn lưu trữ, do cơ sở vật chất xuống cấp, địa điểm trụ sở được chuyển nhiều nơi... nên các giấy tờ không còn lưu trữ. Song, phía UBND Q.Phú Nhuận khẳng định thêm "giấy tờ làm là hợp pháp có giá trị".Được triệu tập đến tòa, đại diện văn phòng công chứng cho biết, thời điểm tiếp nhận hồ sơ của bà Hồng Loan, cơ quan này có đi xác minh tại UBND quận, được biết ông Linh không có kết hôn. Về phía Hồng Loan, họ không nhận được thông tin bà là con nuôi của của cố nghệ sĩ. Hơn nữa, đối với việc khai di sản thừa kế không phân biệt con nuôi và con ruột nên họ đã thực hiện các thủ tục theo yêu cầu.Phiên tòa chiều nay tiếp tục...Theo diễn biến vụ kiện, ban đầu, TAND Q.Phú Nhuận thụ lý giải quyết. Sau đó, bà Nhung bổ sung yêu cầu khởi kiện là đề nghị tòa hủy giấy tờ liên quan đến nhân thân của Hồng Loan gồm: giấy giao nhận việc nuôi con nuôi do UBND Q.Phú Nhuận cấp ngày 21.3.1992 và giấy khai sinh cấp cùng ngày cho bà Võ Thị Hồng Loan. Đây là yêu cầu đặc biệt, thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND TP.HCM.Quá trình tòa thụ lý giải quyết, bà Nhung yêu cầu tòa trưng cầu giám định chữ ký của cố nghệ sĩ Vũ Linh tại văn bản giao nhận con nuôi và sổ cấp giấy giao nhận việc nuôi con nuôi.Trong buổi công khai chứng cứ và hòa giải, tòa công bố kết luận giám định. Theo đó, cơ quan giám định kết luận không đủ cơ sở xác định chữ ký tại tài liệu giấy giao nhận việc nuôi con nuôi và sổ cấp giấy giao nhận việc nuôi con nuôi so với chữ ký của cố nghệ sĩ trên các tài liệu mẫu so sánh, có phải là cùng một người ký ra hay không.Nghệ sĩ cải lương Vũ Linh qua đời ngày 5.3.2023, sau thời gian điều trị ung thư, hưởng thọ 65 tuổi. Ở thập niên 1990, nghệ sĩ Vũ Linh kết hợp với Tài Linh, trở thành đôi nghệ sĩ "thanh mai trúc mã", được đông đảo khán giả ngưỡng mộ. Họ cùng nhau ghi dấu trong các vở Xử án Bàng Quý Phi (Tống Nhơn Tôn và Bàng Quý Phi), Trảm Trịnh Ân (Triệu Khuông Dẫn và Hàn Tố Mai), Thần Nữ dâng Ngũ Linh Kỳ (Tiết Ứng Luông và Thần Nữ), Thái Tử Đan giả gái (Thái Tử Đan và Vũ Tuyết Nương).
Dẫu biết đứa trẻ nào rồi cũng sẽ trưởng thành và rời xa vòng tay ba mẹ để thực hiện ước mơ. Thế nhưng dù là sinh viên năm nhất hay đã ra trường đi làm nhiều năm thì khoảnh khắc khi chiếc xe lăn bánh, ngoái đầu lại nhìn thấy người thân mình vẫy tay chào tạm biệt, nhiều người vẫn rưng rưng như lần đầu đi xa nhà.
Nhặt được vàng, người bán hàng rong tìm trả lại người đánh rơi
Khác hẳn với những ngày trước, lượng khách hàng đến Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC sáng 6.2 vắng hẳn. Qua câu chuyện 2 khách hàng đang chờ đến lượt vào bán vàng cho biết, họ mua vàng vào thời điểm giá tầm 83 – 84 triệu đồng mỗi lượng nên nay bán ra lời khoảng 4 triệu đồng/lượng. Người phụ nữ tươi cười nói, sẽ chờ sau ngày vía Thần tài, giá giảm thì mua lại.Với lực bán vàng chốt lời trên thị trường cao hơn so với mua vào, giá vàng cũng đã sụt giảm nửa triệu đồng mỗi lượng trong vài giờ sáng 6.2. Sau khi tăng giá vàng miếng SJC 200.000 đồng mỗi lượng vào đầu ngày, lên 88,2 triệu đồng chiều mua vào và bán ra 91,2 triệu đồng, các đơn vị kinh doanh vàng đã 2 lần điều chỉnh giá vàng miếng SJC với tổng mức giảm 500.000 đồng mỗi lượng. Công ty SJC, Doji, Bảo Tín Minh Châu… mua vào vàng miếng SJC với giá 87,7 triệu đồng/lượng, bán ra 90,7 triệu đồng/lượng. Không những vàng miếng SJC mà cả vàng nhẫn 4 số 9 trên thị trường cũng bị thổi bay nửa triệu đồng mỗi lượng. Công ty SJC mua vào còn 87,7 triệu đồng, bán ra 90,2 triệu đồng. Công ty Bảo Tín Minh Châu mua vào 87,8 triệu đồng, bán ra 90,65 triệu đồng. Công ty Phú Quý mua vào vàng nhẫn với giá 87,3 triệu đồng, bán ra 90 triệu đồng…Giá vàng trong nước hiện nay đang chứa đựng nhiều rủi ro khi giá mua vào và bán ra của các công ty kinh doanh vàng tăng cao. Đối với vàng miếng SJC, giá bán cao hơn mua vào 3 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn là 2,4 - 2,9 triệu đồng/lượng. Những người mua vàng thời điểm này sẽ lỗ ngay lập tức từ 2,4 - 3 triệu đồng/lượng.